Định hướng phát triển du lịch Việt tầm nhìn 2025-2030

Tại Mục II.2 Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 quy định về mục tiêu chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 như sau:

1. Đến năm 2025

Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 1.700 – 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 – 80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13 – 14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12 – 14%.

Tạo ra khoảng 5,5 – 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 – 14%/năm.

Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 – 14%/năm và khách nội địa từ 6 – 7%/năm.

2. Đến năm 2030

Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 3.100 – 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 – 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11 – 12%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 – 17%.

Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8 – 9%/năm.

Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 – 10%/năm và khách nội địa từ 5 – 6%/năm.

Các định hướng trọng tâm:

– Phát triển du lịch xanh, bền vững

– Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

– Đẩy mạnh đầu tư công vào hạ tầng giao thông

– Đẩy mạnh công nghệ vào trong mọi mặt của du lịch

– Tập trung phát triển các sản phẩm chất lượng, dự án có quy mô tầm cỡ

– Ban hành có chính sách thúc đẩy du lịch: thuế, đất đai, visa…

Như vậy nhà nước ta đang chú trọng nâng tầm du lịch Việt Nam lên tầm cao mới trong chính cơ cấu kinh tế trong nước (chiếm tới 15 – 17% GDP năm 2030) cũng như trên bản đồ du lịch toàn cầu (top 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới năm 2030). Định hướng chính là phát triển một cách văn minh, bền vững.

Trust House Team

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This error message is only visible to WordPress admins

Error: No feed found.

Please go to the Instagram Feed settings page to create a feed.