Du lịch của Việt Nam giai đoạn 2015-2019 (trước dịch Covid) qua những con số

Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam thuộc top tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, số lượng khách quốc tế tới Việt Nam vào năm 2019 là 18 triệu lượt, tăng gần 2.3 lần so với năm 2015 là 7.9 triệu lượt, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 22.7%/năm. Đây là tốc độ tăng trưởng rất cao so với mức tăng trường trung bình 7.6%/năm giai đoạn 2011-2015 và là mức cao hàng đầu thế giới theo báo cáo hàng năm của UNWTO.

So sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam đang xếp thứ 4 về lượng khách quốc tế năm 2019 và xếp số 1 về tốc độ tăng trưởng trung bình khách quốc tế.

Trong 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế tới Việt Nam năm 2019 thì khoảng 80% tới từ châu Á, trong đó 4 vị trí dẫn đầu là Trung Quốc chiếm 32.2%, Hàn Quốc chiếm 23.8%, Nhật Bản chiếm 5.3%, Đài Loan chiếm 5.1%.

Số lượng khách nội địa tăng lên 85 triệu lượt năm 2019

Năm 2019, cả nước có 85 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng gần 1.5 lần so với mức 57 triệu lượt năm 2015, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 10.5% mỗi năm.

Tổng thu từ du lịch liên tục phá kỷ lục đóng góp tới 9.2% năm 2019

Tổng thu từ du lịch năm 2019 đạt 32.8 tỷ USD, đóng góp 9.2% GDP cả nước. Trong đó doanh thu từ khách quốc tế chiếm 55.7%, khách nội địa là 44.3%.

Có thể thấy du lịch đã đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu GDP của nước ta và chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Từ năm 2015 đến 2019, doanh thu từ khách quốc tế đã tăng 2.1 lần từ 9 tỷ USD lên 18.3 tỷ USD, doanh thu từ khách nội địa tăng 2.1 lần từ 7.2 tỷ USD lên 14.5 tỷ USD. Điểm đáng lưu ý là lượng khách nội địa chỉ tăng 1.5 lần trong giai đoạn này, trong khi doanh thu tăng 2.1 lần, phản ánh chi tiêu của người Việt cho du lịch ngày càng nhiều, điều kiện sống được nâng lên.

Cơ sở lưu trú du lịch gia tăng không ngừng với quy mô ngày càng lớn

Đến hết năm 2019, tổng số lượng cơ sở lưu trú du lịch cả nước là 30.000 cơ sở với công suất 650.000 phòng. Trong đó tổng số lượng cơ sở lưu trú 4-5 sao484 cơ sở, hơn 100.000 phòng. Tổng số lượng cơ sở lưu trú 1-3 sao5.400 cơ sở, hơn 162.000 phòng. Các cơ sở lưu trú còn lại không xếp sao.

Giai đoạn 2015-2019, số lượng cơ sở lưu trú du lịch tăng 1.58 lần từ 19.000 lên 30.000 cơ sở, tốc độ trung bình 12%/năm, số lượng buồng phòng tăng 1.76 lần từ 370.000 lên 650.000 phòng, tốc độ trung bình 15.1%/năm. Như vậy tốc độ tăng số lượng buồng phòng nhanh hơn tốc độ tăng số lượng cơ sở lưu trú du lịch cho thấy các cơ sở lưu trú ngày càng có quy mô lớn hơn, số lượng buồng phòng nhiều hơn.

Các kết luận rút ra:

(1) Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2015-2019 trung bình đạt 22.7% mỗi năm, là mức cao hàng đầu thế giới và trong khu vực Đông Nam Á theo báo cáo hàng năm của UNWTO

(2) Tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa Việt Nam giai đoạn 2015-2019 trung bình đạt 10.5% mỗi năm

(3) Doanh thu từ du lịch năm 2019 đạt 32.8 tỷ USD, đóng góp 9.2% GDP cả nước, tăng từ mức 6.33% GDP năm 2015; trong đó doanh thu từ khách quốc tế chiếm 55.7%, khách nội địa là 44.3%

(4) Mức chi tiêu của khách du lịch quốc tế tới Việt Nam tỷ lệ thuận với số lượng gia tăng, trong khi mức chi tiêu của khách nội địa Việt Nam đang gia tăng nhanh hơn số lượng lượt khách, phản ánh chi tiêu của người Việt cho du lịch ngày càng tăng lên

(5) Tốc độ gia tăng số lượng buồng phòng nhanh hơn tốc độ gia tăng số lượng cơ sở lưu trú du lịch cho thấy các cơ sở lưu trú ngày càng có quy mô lớn hơn với số lượng buồng phòng nhiều hơn

Với đà tăng trưởng về du lịch này, các mục tiêu do Chính phủ đặt ra cho Du lịch Việt Nam tầm nhìn năm 2025, năm 2030 là rất khả thi.

Trust House Team

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This error message is only visible to WordPress admins

Error: No feed found.

Please go to the Instagram Feed settings page to create a feed.