Vinpearl chưa từng công bố truyền thông về tỷ lệ lấp đầy phòng chuỗi các khu resort và khách sạn của mình nên đây là vấn đề được rất nhiều chủ biệt thự và khách hàng có định hướng mua lại biệt thự Vinpearl đặt câu hỏi.
Theo các báo cáo khảo sát hàng năm của Grant Thornton Việt Nam (thành viên của Grant Thornton quốc tế – công ty kiểm toán và tư vấn quốc tế ) thì trung bình tỷ lệ lấp đầy hàng năm tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 của:
– Khách sạn 4 sao: 65 – 70%
– Khách sạn 5 sao: 70 – 75%
Chuỗi resort và khách sạn của Vinpearl nằm trong phân khúc 5 sao, tham chiếu theo khung báo cáo khảo sát trên thì công suất lấp đầy đạt tỷ lệ 70 – 75% và đặc biệt ở những khu vực trọng điểm về du lịch như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng con số này có thể cao hơn. Trong đó khách du lịch quốc tế thường chiếm tới 80% công suất (chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và châu Âu), còn lại 20% là khách nội địa.
Chuỗi resort và khách sạn của Vinpearl nằm trong phân khúc cao cấp 5 sao, được hưởng nhiều lợi thế từ cả khách du lịch quốc tế và nội địa.
Khách du lịch quốc tế
Đây là phân khúc đang chiếm tới 80% công suất phòng khách sạn 5 sao ở Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng luôn giữ ở mức 2 con số trong giai đoạn trước dịch 2015-2019. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn 2015-2019 tại Nha Trang đạt gần 40%, tại Phú Quốc đạt gần 50%.
Cũng theo Tổng cục Du lịch, từ đầu năm 2022 đến nay, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm các điểm đến có tăng trưởng cao nhất thế giới, với mức tăng trưởng từ 50 – 75%.
Theo Báo cáo chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) phát hành ngày 24/5/2022, du lịch Việt Nam xếp hạng thứ 52 trên 117 nền kinh tế, tăng 8 bậc so với năm 2019. Đây là mức tăng cao thứ 3 thế giới.
Trong chiến lược phát triển du lịch định hướng tới năm 2030, Việt Nam xác định mục tiêu: Đến năm 2030, Việt Nam “thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới”.
Khách du lịch nội địa
Đây là phân khúc đang chỉ chiếm 20% công suất phòng khách sạn 5 sao ở Việt Nam nhưng đang có xu hướng đi lên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến xu hướng du lịch nội địa lên ngôi cộng hưởng với tốc độ tăng trưởng của giới nhà giàu và trung lưu tại Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ. Khi du lịch nội địa gia tăng cộng với ngân sách chi tiêu cho du lịch nhiều hơn, kết quả tất yếu là phân khúc khách sạn cao cấp được hưởng lợi đầu tiên.
Knight Frank dự đoán trong giai đoạn 2020 – 2025, tốc độ tăng trưởng của giới siêu giàu Việt Nam đạt mức 31%, tương đương khoảng 511 người sở hữu khối tài sản trên 30 triệu USD và hơn 25.800 người sở hữu khối tài sản trên 1 triệu USD. Theo tính toán, tốc độ tăng trưởng giới siêu giàu của Việt Nam đứng thứ 3 thế giới, đạt con số 12,7% mỗi năm và chỉ đứng sau Bangladesh (17,3%) và Trung Quốc (13,4%).
Cũng theo dự báo, Việt Nam đứng thứ 7 toàn cầu và hàng đầu châu Á về tốc độ gia tăng tầng lớp trung lưu trong 10 năm tới. World Data Lab dự báo sẽ có thêm khoảng 23,2 triệu người gia nhập nhóm trung lưu trong 10 năm tới. Còn WB dự báo một nửa dân số của Việt Nam, tức khoảng 52 triệu người sẽ thuộc nhóm trung lưu vào năm 2045. Con số này tương đương dân số Hàn Quốc hiện tại.
Trân trọng,
Trust House Team